Cụ thể, người phụ nữ này khẳng định học sinh không thuộc đối tượng mà nhóm thực hiện lấy máu xét nghiệm HIV. Đối tượng của nhóm là những người có độ tuổi từ 16 trở lên có sử dụng ma túy, người có nguy cơ nhiễm HIV.
Về nguyên nhân nhóm lại lấy máu của các học sinh, trong đó có những em dưới 16 tuổi, bà U. giải thích: "Do khách hàng đến chỉ ghi tên, không ghi tuổi nên không biết là học sinh".
"Chúng tôi không lấy máu học sinh để xét nghiệm. Nhiệm vụ của chúng tôi là thực hiện hoạt động giảm tác hại của HIV. Do đó, nhóm mời những người từ 16 tuổi trở lên đến để tư vấn, truyền thông giảm tác hại của HIV/AIDS. Trong đó, nếu khách hàng có nhu cầu thì nhóm sẽ làm xét nghiệm kiểm tra HIV", người này khẳng định.
Cũng theo bà U., khi nhóm thực hiện công việc trên, dự án có hỗ trợ tiền đi lại cho các thành viên. Nhóm lấy nguồn tiền này trả chi phí đi lại cho người đến lấy máu xét nghiệm là 100.000 đồng/người.
Khi tham gia chương trình phòng, chống HIV/AIDS, một số thành viên nhóm được đi học, tập huấn công việc xét nghiệm nhanh HIV, kỹ năng tư vấn các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS và được cấp chứng chỉ.
Sáng 21/8, ông Lưu Đình Dũng, Chủ tịch UBND phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, cũng cho biết lãnh đạo địa phương đã yêu cầu bà U. cung cấp tất cả văn bản có giá trị pháp lý về hoạt động của nhóm; cung cấp toàn bộ hồ sơ lưu trữ việc xét nghiệm cho bao nhiêu người, trong thời gian nào cho cơ quan chức năng.
Do không báo cáo chính quyền địa phương, hiện tại, nhóm "Bông hồng đen" bị yêu cầu tạm dừng hoạt động.
"Chúng tôi đã giao cơ quan công an và tổ dân phố trực tiếp giám sát việc dừng hoạt động của nhóm 'Bông hồng đen'. Công an quận, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Đồ Sơn đang phối hợp với UBND phường Hải Sơn để xác minh tính hợp pháp trong hoạt động của nhóm này. Nếu có nghi vấn, UBND phường sẽ báo cáo UBND quận Đồ Sơn chuyển sang cơ quan điều tra", ông Dũng nói.
Mẹ chồng kể: “Lúc bà ngoại còn sống, cứ gần đến Rằm tháng 7, mẹ nôn nao đến không ngủ. Mẹ trông đến rằm để được về thăm bà. Ngày xưa, làm dâu còn khó khăn, không thoải mái như các con. Một năm, mẹ chỉ được về thăm nhà ngoại vào mùng 2 Tết cổ truyền và Rằm tháng 7.
Phụ nữ người Tày làm bánh gai bằng cả tình yêu thương và lòng kính trọng cha mẹ. Dù vất vả, mất thời gian nhưng mẹ thấy hạnh phúc lắm.
Không chỉ làm bánh gai, sáng ngày Rằm tháng 7, con gái về nhà cha mẹ, rủ nhau ra suối làm vịt. Chị em í ới gọi nhau, chộn rộn cả một góc rừng”.
Quả thật, phong tục này của người Tày thực sự đáng trân quý. Nó giúp phụ nữ đã lấy chồng có cơ hội báo hiếu với đấng sinh thành.
Không biết từ bao giờ, tôi thấy yêu thích và háo hức về quê chồng dịp Rằm tháng 7. Tôi yêu không gian thoáng đãng của bản làng và mến sự chất phác của con người nơi đây.
Vì chúng tôi chọn về Cao Bằng nên mấy năm qua, tôi không ở cạnh mẹ vào dịp Vu Lan báo hiếu. Tuy nhiên, cả năm đã ở gần mẹ đẻ nên tôi tranh thủ dịp lễ Tết về thăm nhà chồng.
Năm nay, sức khỏe tôi có chút vấn đề nên không về Cao Bằng vui Rằm tháng 7. Tôi khá tiếc nuối và có tâm sự với mẹ chồng.
Không ngờ, ngày 14/7 âm lịch, tôi nhận được một thùng đầy ắp quà quê của mẹ chồng. Khi mở thùng, tôi thấy bên trong có 2 con vịt thật béo đã được làm sạch, 20 chiếc bánh gai và rau xanh, ngô…
Nhận được quà quê, đặc biệt là bánh gai, tôi vui không thể tả. Bởi, tôi thèm mùi bánh gai do chính mẹ chồng tỉ mẩn làm.
Ngay khi khui quà, tôi lấy điện thoại, gọi cảm ơn mẹ chồng. Nghe giọng tôi thích thú, mẹ chồng cũng vui lây. Bất ngờ, mẹ chồng dặn dò: “Con mang bánh gai và con vịt sang nhà mẹ làm quà nhé.
Dưới con không có tục lệ như ở mẹ, nhưng phận làm con và hiếu thảo thì chỗ nào chẳng giống nhau. Bao năm con về đây ăn Rằm tháng 7 là bấy nhiêu lần con không về với mẹ con dịp lễ Vu Lan. Mẹ không biết dưới xuôi chuyện quà cáp thế nào, nên cứ theo lệ trên này mà chuẩn bị thay con”.
Quá bất ngờ, tôi chẳng biết nói gì, liên tục cảm ơn mẹ chồng. Sau đó, tôi rủ chồng mang bánh và vịt sang nhà mẹ ăn cơm. Thấy vợ chồng con gái sang thăm, mẹ tôi ngạc nhiên và vui mừng khôn xiết.
Khi soạn quà tôi mang qua, mẹ tôi rưng rưng nước mắt. Bà nói, xưa nay, mối quan mẹ chồng con dâu không mấy hòa hợp, dễ phát sinh mâu thuẫn. Nhưng, tôi thật may mắn, có được mẹ chồng quá đỗi đáng yêu.
Mẹ thấy tôi được mẹ chồng yêu quý thì cảm thấy an tâm. Bà không còn đau đáu chuyện con gái làm dâu gia đình người Tày có nhiều khác biệt văn hóa.
Hôm qua, mẹ gọi điện cho tôi khoe đã mua một số đặc sản, trong đó có cốm - một thức quà đặc biệt của mùa thu Hà Nội. Bà đã đóng gói đẹp đẽ, chỉ chờ tôi ghé qua nhận và mang về Cao Bằng biếu bố mẹ chồng.
Đây là lần đầu tiên mẹ tôi hào hứng và đặt trọn tâm huyết chuẩn bị quà tặng thông gia. Hành động này của mẹ cũng giúp tôi cảm thấy vui và tự tin mình đã chọn đúng chồng.
Độc giả Vịnh Nhi